Thầy hiệu trưởng hiến 3.000 m2 đất xây trường học

Thầy hiệu trưởng hiến 3.000 m2 đất xây trường học

 | 
Trường Tiểu học An Thạnh Đông C (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) đang xuống cấp và nguyện vọng của người dân là có ngôi trường mới để học sinh có nơi học khang trang.
Thầy hiệu trưởng ngôi trường này đã hiến đất để xây dựng trường và việc làm của thầy khiến rất nhiều người nể phục.
Ngày 4/3/2015 là một ngày thật đáng nhớ đối với người dân ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) nói chung, của thầy trò Trường Tiểu học An Thạnh Đông C nói riêng. Chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành chức năng làm lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học An Thạnh Đông C ở một vị trí mới với diện tích rộng hơn trường cũ. Điều đáng nói, diện tích đất xây dựng điểm trường mới này lại do thầy Trương Văn Nhỏ, hiệu trưởng nhà trường hiến tặng.
Trò chuyện với thầy Trương Văn Nhỏ, thầy cho biết: Trường Tiểu học An Thạnh Đông C có 10 lớp với 1 điểm chính và 1 điểm lẻ. Số học sinh của trường là 169 em. Điểm chính của trường được xây dựng từ năm 1994 trên diện tích chưa đầy 800m2. Lúc đầu, trường được dựng lên bằng cây tạm bợ, sau đó được xây theo kết cấu nhà cấp 4. Đến nay các phòng học đã xuống cấp, nền đất ẩm thấp, mùa mưa luôn ngập nước, ngập bùn khiến cho việc học của học sinh bị ảnh hưởng, thậm chí có không ít học sinh phải nghỉ học.

Ngôi trường cũ đã xuống cấp gây khó khăn cho việc dạy và học của thầy trò Trường Tiểu học An Thạnh Đông C.
Trước thực trạng đó, ngành giáo dục cùng chính quyền địa phương đã có kế hoạch xây dựng trường mới. Nhưng cái khó nhất là đất để xây trường lại không có. Xuất phát từ tình thương yêu đối với các em học sinh cũng như mong muốn được đóng góp phần nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương, thầy Trương Văn Nhỏ đã bàn với vợ con, thống nhất hiến 3.000 m2 đất của gia đình đang trồng mía ở ấp Tăng Long, xã An Thạnh Đông để xây dựng trường học cho các em. Nghĩa cử của gia đình thầy khiến cho nhiều người dân địa phương kính nể.
Ông Lê Văn An (một người dân ở địa phương) nói: “Đất ở địa phương tuy không có giá cao như đất ngoài trung tâm huyện hay trung tâm xã nhưng cũng không phải rẻ, không phải dễ mua, bởi bà con ở đây sống chủ yếu nhờ vào đất sản xuất. Trước đây bà con trồng mía, sau này nuôi tôm nên đất cũng khó mua lắm. Theo như thời điểm hiện nay, mỗi công đất (1.000m2) phải có giá từ 80 triệu đồng. Vì thế việc thầy Nhỏ hiến đất cho trường học thật đáng trân trọng”.
Sau khi thầy Trương Văn Nhỏ hiến đất xây trường, ngày 4/3 vừa qua, chính quyền địa phương đã khởi công xây dựng tại đây 4 phòng học với tổng kinh phí đầu tư 1,85 tỷ đồng, trong đó Quỹ Schmitz-Stiftung (CHLB Đức) tài trợ 850 triệu đồng, phần còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Dự kiến sẽ xây dựng hoàn thành trước ngày 19/5/2015.

Thầy Trương Văn Nhỏ trên phần đất mà thầy hiến tặng xây trường.
Việc đầu tư xây dựng 4 phòng học của Trường Tiểu học An Thạnh Đông C là hết sức cần thiết, đáp ứng niềm mong mỏi của thầy, trò và người dân nơi đây. Sau khi ngôi trường đưa vào sử dụng, thầy Nhỏ yên tâm không phải lo học sinh bỏ học giữa chừng. Còn nhớ, những lần học trò bỏ học, đích thân thầy Nhỏ cùng giáo viên đi vận động mới biết nhiều gia đình nghèo khó, đi học xa quá nên phải bỏ học giữa chừng. Nhiều em phải lội bộ nhiều cây số để đến trường, vất vả nhất là mùa mưa, mùa nước nổi.
Nói về việc làm của mình, thầy Trương Văn Nhỏ cho biết: “An Thạnh Đông là xã vùng sâu, vùng xa của huyện, giao thông đi lại khó khăn, cách trở, cơ sở vật chất trường học xuống cấp. Nguyện vọng của bà con cũng như của chúng tôi là có một ngôi trường mới để các em học sinh của mình có nơi học khang trang, sạch đẹp hơn. Vì vậy, tôi và gia đình đã hiến tặng địa phương quỹ đất để xây dựng trường học cho các em, trong đó có cả con tôi, yên tâm học tập”.
Thầy Nhỏ còn chia sẻ thêm: “Tôi hiến 3.000m2 đất nhưng ngành và địa phương nói sẽ đầu tư xây dựng thêm các phòng học cũng như các công trình khác để đạt yêu cầu giảng dạy học tập, nếu như vậy thì gia đình tôi sẽ hiến thêm 1.000m2 nữa”.
Được biết, thầy Trương Văn Nhỏ sinh năm 1971 tại xã An Thạnh Đông. Năm 1988, sau khi học xong khóa đào tạo giáo viên tiểu học, thầy trở về quê nhà công tác cho đến nay đã được 27 năm và hiện nay là Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Thạnh Đông C.

Các công nhân đang tích cực xây dựng để sớm đưa vào khánh thành trường mới.
Ông Trần Văn Giáp (nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cù Lao Dung, hiện công tác tại Hội Khuyến học huyện) vui vẻ nói: “Những năm qua, nhiều người dân ở huyện Cù Lao Dung đã hiến đất xây trường học. Nhờ vậy, cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang hơn, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Hôm nay, thầy Trương Văn Nhỏ tiếp tục thể hiện cái tâm của mình với ngành giáo dục địa phương bằng nghĩa cử hiến hàng ngàn mét vuông đất xây trường học cho các em học sinh. Hành động đó rất đáng biểu dương, rất đáng trân trọng”.
Một giáo viên ở Trường Tiểu học An Thạnh Đông C cho biết thêm: “Gia đình thầy Nhỏhiện nay có 4 người, kinh tế gia đình cũng chỉ ở mức bình thường chứ chưa phải là giàu có như một số người khác nên việc thầy hiến đất xây trường học đã khiến chúng tôi khâm phục và tự hào về người đồng nghiệp, người thủ trưởng của mình. Từ tấm gương của thầy, chúng tôi thấy mình phải cố gắng nhiều hơn để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương”.

XEM THÊM :

16 con đường mạo hiểm nhất thế giới

 | 
Nếu là một người ưa thích mạo hiểm, hãy đưa tên những con đường này vào check list những-nơi-cần-khám-phá-trước-khi-chết của bạn.

1. Đèo Rohtang - Himachal Pradesh, Ấn Độ

16 con đường mạo hiểm nhất thế giới16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
“Mỗi năm con đèo Rohtang này luôn bị ngừng lưu thông trong 6 tháng, mỗi mùa lại có một đội ngũ sử dụng GPS tìm đường và đào bới nó. Những trận sạt lở đất khủng khiếp vẫn tiếp tục vùi người đi đường tại con đèo này. Bởi vậy nên người ta đã đặt cho nó một cái tên mà khi dịch ra có nghĩa là: mảnh đất của xác chết.” – Theo Quora.
2. Con đường Biển Lớn – Victory, Úc
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Những người lính sau khi trở về từ chiến trường đã xây dựng con đường Biển Lớn này trong khoảng từ 1919 đến 1932 để tưởng niệm những người đã chết trong Thế chiến thứ nhất. Đây là con đường tưởng niệm chiến tranh lớn nhất thế giới và nó cũng đi qua rất nhiều địa danh tự nhiên nổi tiếng, bao gồm cả núi đá vôi “Twelve Apostles (12 tông đồ)”.
3. Quốc lộ Beartooth – Montana và Wyoming, Mỹ
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Beartooth là đoạn nối dài của U.S 212, quốc lộ nối liền các thành phố Red Lodge, Mont. Và Cooke và xuyên qua biên giới Montana-Wyoming. Vì các trận bão tuyết xảy ra thường xuyên nên quốc lộ này chỉ được lưu thông từ giữa tháng Năm đến tháng Mười hàng năm.
4. Đường Đại Tây Dương – Averoy, Norway
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Đầu thế kỷ 20, đường Đại Tây Dương được sử dụng làm tuyến đường sắt. Đến năm 1970, quyết định sử dụng các tuyến đường này làm đường bộ được thông qua và con đường được xây dựng vào năm 1983.
5. Quốc lộ Hana – Maui, Hawaii
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Quốc lộ Hana là đoạn kéo dài 68 dặm (109 km) của con đường nối Kahului với thị trấn Hana phía đông Maui. Phía cuối quốc lộ Hana là địa danh ʻOheʻo Gulch, hay còn được gọi là “Bảy Hồ Thánh”.
6. Quốc lộ “Sea to Sky” 99 – Britsh Columbia, Canada
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
“Sea to Sky” 99 ban đầu được đặt tên theo quốc lộ U.S 99 cũ, kéo dài từ biên giới Mỹ-Mexico ở CalexicoCalifornia, đến biên giới Mỹ-Canada trong BlaineWashington.
7. “Đèo Ốc Sên” Los Caracoles - ở Andes giữa Arghentina và Chile
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Đây là tuyến đương giao thông chính xuyên suốt giữa SantiegoChile và Mendoza,Argentina. Do độ cao, con đường này được phủ một lớp tuyết mỏng quanh gần như quanh năm.
8. Cầu Oresund – Đan Mạch và Thụy Điển
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Oresund là cây cầu đơn dài nhất thế giới bao gồm cả tuyến đường bộ và đường sắt. Cây cầu xuất phát từ sân bay Đan Mạch, trông như một cái phễu nổi lên từ mặt nước giữa hòn đảo nhân tạo. – Theo NASA
9. Đường Tiến-tới-mặt-trời – Công Viên Quốc gia Glacier, Montana
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Tiến-tới-mặt-trời là con đường duy nhất để đi qua công viên Quốc gia Glacier quanh co, thông qua đèo Logan. Đây là con đường gây trở ngại lớn nhất trong việc cào tuyết hàng năm vì vào đông độ dày lớp tuyết bám trên nó lên tới 24 mét.
10. Đường hầm Guoliang – Núi Taihang, Trung Quốc
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Đường hầm Guoliang được xây dựng bởi 13 dân làng để kết nối những ngôi làng nhỏ của Guoliang với bên ngoài trong khoảng 5 năm. Họ đã tự xây dựng nó sau khi chính phủ Trung Quốc từ chối chi hàng triệu đô-la để xây một con đường cho có 300 người qua lại. – Theo Amusing Planet
11. Đường White Rim – Công viên quốc gia Canyonlands, Utah
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Đường White Rim kéo dài hơn 100 dặm qua công viên quốc gia Canyonlands ởUtah. Chỉ có xe đạp leo núi, xe đạp địa hình và xe bốn bánh được phép lưu thông trên con đường này. Để đi hết con đường này cần 3 đến 4 ngày và hành khách cần có giấy phép mới được đi xuyên đêm. – Theo NPS.
12. Đường Transfagarasan – Sibiu, Rumani
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Transfagarasan là con đường trải nhựa cao thứ hai ở Rumani và được xây dựng từ 1970 đến 1974 để chống lại cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968 của Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Rumani muốn đảm bảo quân của họ sẽ xâm nhập một cách nhanh chóng qua các ngọn núi nên đã cho xây dựng con đường.
13. Quốc lộ 101 và Bờ Biển Thái Bình – bờ biển California
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Di tích lịch sử Quốc lộ 101 kéo dài từ ranh giới tiểu bang California-Oregon tới trung tâm Los Angeles. Chạy dọc bờ biển California, quốc lộ 101 đã trở thành tuyến đường du lịch nổi tiếng thế giới nhờ thời tiết dễ chịu và khung cảnh tuyệt đẹp. Quốc lộ Bờ Biển Thái Bình còn gọi là PCH hay CA State Số 1 nối tiếp quốc lộ 101 chạy hết bờ biển và gặp đoạn kéo dài 54 mét qua miền quê Santa Barbara và Ventura.
14. Đường Yungas – La Paz, Bolivia
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới

 Đường Yungas ở Bolivia còn được gọi là "Đường tử thần" hay "Con đường của số phận" và là một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất trên thế giới. Đường dài 38 dặm và đạt độ cao lên tới 15000 feet và một số đoạn hẹp ngang 10 feet. Đáng sợ hơn nữa, con đường này không hề có lan can bảo vệ. – Theo Smarter Travel.
15. Đèo Stelvio – Phía đông Alps nước Ý
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Stelvio là đèo lát cao thứ hai trong dãy núi phía đông Alps – cao 9.045 feet (2,757 m) - sau đèo Col de l'Iseran. Ngay trên con đèo là "Đỉnh Ba Ngôn Ngữ", được biết đến bởi nó là vị trí nơi các nước Ý, Đức,  Rumani giao nhau.
16. Cầu Millau Viaduct – Millau-Cresseils, Pháp
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
16 con đường mạo hiểm nhất thế giới
Cây cầu Millau Viaduct được xây dựng từ năm 2001 và tốn 400€ để hoàn thành. Chiều cao của đỉnh cột là 343 mét tính từ chân, Millau Viaduct là cây cầu cạn cao nhất thế giới.


Tags : máy đục bê tông , máy đột ,cân mực
    Nguồn : www.tools.vn
CÔNG TY TNHH TOOLS
  
  Phòng 3S2, 33-35 Phan Huy Ích, P15, Q.Tân Bình
  
  Điện thoại: 08 6268 1065
  
  Fax:          08 6268 1067
  Giấy ĐKKD số:  0313784722 tại TP HCM





  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS