Nếu không để ý, có thể bạn sẽ đi ngang qua mà không hề biết rằng mình vừa bỏ qua một cơ hội trải nghiệm một góc Tây Tạng giữa lòng Sài Gòn.
Mọi bất ngờ sẽ luôn chờ bạn ở đằng sau cánh cổng ấy. Đúng với tên gọi của mình - cà phê Tây Tạng, bạn sẽ thấy những gì đang chào đón mình là một không gian mang đậm văn hóa Tibet và Nepal, hai vùng đất có lịch sử mạnh mẽ ở Tây Á. Bạn có thể tìm thấy ở chính ngôi quán này, nền văn hóa cổ xưa đầy quyến rũ đằng sau những giai điệu của nhạc kinh Tây Tạng vang lên âm âm giữa không gian thiền tịnh. Tây Tạng là một nơi để thiền, theo đúng tinh thần của nó. Những bức tường đều được sử dụng hai màu chủ đạo: cam đất trầm ấm và xanh rêu đậm cũ kỹ.
Trong Phật giáo, các luân xa (chakra) được cho là đem lại năng lượng cho cơ thể, có liên quan đến các phản ứng của cơ thể, tình cảm hay tâm lý của một người. Và màu cam tượng trưng cho luân xa thứ hai của cơ thể con người, một dạng năng lượng của tâm linh, liên kết giữa sáng tạo và năng động. Màu cam cũng là màu của các triết gia theo trường phái Hy Lạp cổ đại. Họ cho rằng màu sắc này tạo ra một cảm giác mạnh của cơ thể và gây ra sự thèm ăn. Riêng màu xanh rêu đậm lại là màu sắc của sự nghi kỵ, và nó đặc biệt dành cho các hoạt động giác ngộ theo tinh thần Phật giáo. Điều này lý giải vì sao, khi bước chân vào quán Tây Tạng, bạn chỉ muốn để lại những lo toan về cơm áo gạo tiền, hay những căng thẳng hỉ nộ ái ố bên ngoài cánh cổng gỗ màu đỏ kia. Một kiểu rũ bỏ tạm thời, để sống thật với bản ngã của mình trong một màu sắc và trạng thái tâm linh hoàn toàn khác.
Quán Tây Tạng trung thành theo một lối décor mang đậm dấu ấn Nepal. Cờ của các tín đồ Tây Tạng phấp phới trên trần nhà. Bốn bức tường dày đặc tranh vẽ và hình ảnh về các nước ở khu vực Himalaya, những vật dụng từ Rajasthan (Ấn Độ). Ảnh của công chúa Bhutan và Đức Dalai Lama được treo ở những khu vực trang trọng. Những câu trích dẫn của Ngài cũng được đóng thành tranh, và nó gần như là kim chỉ nam sống của con người trong mọi thời đại.
Nếu không muốn ngồi trên những chiếc ghế mang đậm phong cách vintage, bên cạnh những chiếc bàn da thuộc, bạn có thể lên tầng 2 để ngồi bệt thoải mái trên đệm cói, ngả người lên những gối bọc nhung và tìm đọc một quyển kinh Phật mà suy ngẫm.
Ở nhiều góc quán, chủ nhân đã kính cẩn đặt bàn thờ Phật ở khắp nơi. Bàn thờ luôn ấm cúng với hương trầm nghi ngút. Không hẹn mà những vị khách đến đây, phần nhiều đều dành một ít thời gian để làm đầy bát hương ở chính những góc này.
Quán phục vụ các món ăn chay, các món trà từ vùng Himalaya, với những nguyên liệu được nhập về từ Tây Tạng cũng là một trải nghiệm độc đáo. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua lại một món đồ lưu niệm, hay phụ kiện được bày bán ngay tại quán Tây Tạng. Đó là các loại hương liệu cúng với nhiều ý nghĩa khác nhau hay các loại nước hoa tẩy tịnh. Chủ quán cho biết, đây là những vật dụng do chính những người nông dân nghèo vùng Kathmandu sản xuất. Cô đã mua chúng với giá cao hơn một ít để giúp họ.
TIN LIÊN QUAN:
Sửng sốt với vẻ đẹp của ngôi làng ở "chín tầng mây"
Làng Guo Liang là kì quan thứ 9 thế giới. Được mệnh danh là một trong những ngôi làng đẹp đến vạn người mê, nhưng nó cũng khiến nhiều người sợ hãi vì có địa hình vô cùng hiểm trở.
Ngôi làng này nằm sâu bên trong dãy núi Đại Hàng, thuộc tỉnh Hồ Nam, nằm về phía Tây Nam Bắc Kinh.
Làng Guo Liang gồm 83 gia đình, tổng cộng có 329 người đang sinh sống. Người dân của làng này là hậu duệ của ông Guo Liang - một quan chức tại Nam Kinh đã bị hoàng đế nhà Minh trục xuất đến Thanh Hải làm khổ sai, trên đường chạy trốn, gia đình ông đã chạy đến đây.
Mặc dù sống trong một khu vực có địa hình hiểm trở như vậy nhưng trong nhiều năm qua dân làng vẫn luôn trung thành với nơi chôn rau cắt rốn này, tuyệt đối không có ý định rời đi.
Ngôi làng này nổi tiếng với đường hầm Guo Liang hiểm trở. Trước đây, người dân trong làng chỉ có duy nhất một con đường mòn rất nguy hiểm để lưu thông, buôn bán với bên ngoài.
Năm 1972, những người tại đây quyết định chọn ra 13 người đàn ông lực lưỡng để đào một đường hầm xuyên qua núi và đặt tên là Động Guo Liang. Đường hầm này dài 1250m, cao 4m, rộng 6m và có hơn 30 cái “cửa sổ” đủ hình dạng, kích thước. Dân làng đã phải mất 5 năm để hoàn thành công trình này.
Mục đích của việc tạo ra các cửa sổ này là để cung cấp ánh sáng cho đường hầm. Cũng nhờ vậy mà người cảm thấy bớt đi phần nào sợ hãi. (Ảnh: Internet)
Chiều cao 1700 mét so với mực nước biển khiến nhiều người chóng mặt mỗi khi nhìn xuống. (Ảnh: Internet)
Hình ảnh con đường vào làng được chụp từ trên cao xuống, một vẻ đẹp thách thức con người.(Ảnh: Internet)
Nét đẹp tìm ẩn phía sau sự hiểm trở ấy đã thu hút biết bao nhiêu con người một đến không muốn về. (Ảnh: Internet)
Nét văn hóa của người Hán vào thời nhà Minh cũng được bảo tồn nguyên vẹn tại nơi đây. (Ảnh: Internet)
Ở đâu đó trong làng có những cổ vật cứ được đặt để một cách khó hiểu mà không ai dám đụng đến và cũng không ai dám tò mò. (Ảnh: Internet)
Chính vì sở hữu vẻ đẹp độc nhất vô nhị này mà năm 1996 ngôi làng đã được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử của Thế giới. Những nét văn hóa gần như được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Tags : máy khoan , máy cắt , máy phay
Tags : máy khoan , máy cắt , máy phay
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT
157 - 159
Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866
Giấy ĐKKD
số: 4103011129 tại TP HCM