Nguyễn Bá Lăng (1920-14 tháng 6, 2005) là một kiến trúc sư người Việt. Ông được biết đến qua một số công trình kiến trúc quy mô ở Việt Nam cùng những tác phẩm nghiên cứu về kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Ông sinh quán ở Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Bắc Việt, lúc đầu học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương rồi di cư vào Nam theo hoc ở Trường Cao đẳng Kiến trúc ở Đà Lạt và Sài Gòn, tốt nghiệp năm 1961.
Ngay từ năm 1950 ông đã làm việc cho Sở Quốc gia Bảo tồn Cổ tích thời Quốc gia Việt Nam ở ngoài Bắc cho đến năm 1955.
Về mặt kiến trúc, ông được nhắc đến là người đầu tiên dùng vật liệu hiện đại bê tông để thực hiện một công trình mang dáng nét kiến trúc truyền thống Việt Nam.[1]
Từ năm 1956 đến 1975, ông làm tòng sự tại Viện Khảo cổ Sài Gòn chuyên về kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền, kiêm cơ quan bảo trì của Viện.
Ông rời Việt Nam năm 1974 để tu nghiệp và định cư tại Pháp. Ông mất, thọ 85 tuổi.
Công trình kiến trúc của KTS Nguyễn Bá Lăng
1950-1955:
- Trùng tu Trấn Ba Đình ở Đền Ngọc Sơn và tu sửa Đền Lý Quốc Sư (hợp tác với kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức).
- Tu sửa Đền Tú Uyên, đền Voi Phục và đền Quan Thánh ở Hà Nội
- Dựng lại cầu Thê Húc năm 1953.
- Lập họa đồ và trùng tu Chùa Một Cột năm 1955 sau khi Liên Hoa Đài bị phá sập năm 1954[3].
1955-1975:
- Chùa Xá Lợi năm 1958[4]
- Xây đền thờ và Bảo tàng Kalong Chàm ở Phan Rí năm 1960
- Chùa Vĩnh Nghiêm 1966-74[5].
- Chù An Quốc trong cư xá sĩ quan Chí Hòa, Sài Gòn năm 1972-1975
- Viện Đại học Vạn Hạnh.
- Thiết kế trùng tu Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức ở thị xã Tân An[6].
- Nới rộng thêm bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh))[7] Viện Bảo tàng Huế và Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng.
- Miếu Bà Chúa Xứ trên núi Sam, Châu Đốc năm 1973-1975 hợp tác với kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng.
Sau năm 1975:
- Chùa Quan Âm tại Paris (Champigny sur Marne), Pháp.
- Chùa Tịnh Tâm tại Sèvres, ngoại ô Paris.
- Liên Hoa đài tại Làng Mai, Pháp.
- Việt Nam Phật quốc tự, Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tỳ Ni, Ấn Độ.
Tác phẩm nghiên cứu
- Chùa xưa tích cũ.
- Kiến trúc Phật giáo Việt Nam Tập I và II.
Ông cùng gia đình từ Hà Nội di cư vào Nam, sống vất vưởng ở Sài Gòn. Nhà nghèo, không có điều kiện sang Pháp du học, mãi sau này ông mới theo học tại Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn, tốt nghiệp kiến trúc sư năm 1961. Từ ngày nhập học đến khi tốt nghiệp kiến trúc sư thời gian là 18 năm ? một kỷ lục về thời gian đeo đuổi học để trở thành kiến trúc sư.
Là một người rất đam mê với kiến trúc truyền thống. Từ khi nhà trường giải thể ông đã dành ngót chục năm đi sâu tìm hiểu cái nôi của nền văn hoá giàu bản sắc và đọc rất nhiều những sách của người Pháp giới thiệu về kiến trúc cổ Việt Nam. Bằng đôi chân nhanh nhẹn, ông đã khảo sát điền dã nghiên cứu, ghi chép rất công phu hầu hết những ngôi đình, ngôi chùa, nổi tiếng như đình Đình Bảng, chùa Bút Tháp, chùa Dâu ở Bắc Ninh; đình Tây Đằng, Chu Quyến, chùa Tây Phương ở Sơn Tây; chùa Keo ở Nam Định, Thái Bình; chùa Láng, chùa Kim Liên, Hà Nội?Đặc biệt là ngôi chùa Vĩnh Nghiêm có từ đời Trần, nguyên là Tổ đình Phật giáo ở xã Đức La, Lạng Giang, Bắc Giang - một trung tâm truyền bá Phật giáo của Trúc Lâm Tam Tổ. Bộ sưu tập về kiến trúc dân gian của ông ngày thêm day, thêm nặng, một vốn quý ít ai có được.
Hiểu biết của ông vừa rộng vừa sâu. Rộng đến mức đúc kết viết thành cuốn sách dày dặn Kiến trúc Phật giáo Việt Nam để phổ biến rộng rãi. Sâu đến mức hiểu chi ly từng áng mây, từng sóng nước của từng thời khắc trên những cấu kiện kiến trúc đình chùa. Thuộc từng hoa văn khắc trên viên gạch mỗi thời. Kiến thức uyên bác của ông được chính quyền thời đó biết đến và bổ nhiệm ông làm Giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn. Song ông vẫn thích sáng tác kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc chùa chiền để có dịp khai thác nhiều hơn vốn kiến thức về kiến trúc truyền thống dân tộc vào trong từng tác phẩm kiến trúc.
Công trình đầu tay và cũng nổi bật nhất, giá trị nhất, tiêu biểu nhất của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng là tác phẩm kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm. Công trình này xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 mới xong về cơ bản toà Phật Điện, toà Bảo Tháp và Tam quan. Đây là ngôi chùa có quy mô vào loại lớn nhất ở Sài Gòn, khuôn viên trên 6000 mét vuông, toạ lạc ở 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 3 - TP. HCM).
Một số hình ảnh về công trình Chùa Vĩnh Nghiêm:
Chùa Vĩnh Nghiêm nhìn chính diện
Các góc mái chùa
Tháp 7 tầng của chùa Vĩnh Nghiêm
Kiến trúc xưa của Việt Nam
Từ trên một thế kỷ nay, Việt Nam trải qua bao cuộc đổi thay, nhưng hồn xưa dân tộc vẫn ẩn hiện đó đây trong nếp sống và cảnh sắc thân thương, thắm thiết chung quanh:
Làng thôn nổi lên giữa chốn bình điền hoặc kề bên một giòng nước thì cũng vẫn là những ốc đảo yên lành mà biết bao giòng đời, thế hệ nối nhau kế tiếp sinh trưởng và hãnh diện về nơi quê cha đất tổ của mình.
Trong làng có nhiều dòng họ. Mỗi họ có nhà thờ tổ tiên mình nhưng quanh đi quẩn lại thường cùng tơ vương huyết thống và đùm bọc lẫn nhau. Trai gái lớn lên trong khung cảnh xóm làng thương nhau trong nền nếp luân thường:
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ,
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.
Làng là những đơn vị gia cư tụ họp trên một địa bàn ít nhiều sít sao tùy theo mật độ và dọc theo những lề đường thành xóm ngõ.
Đơn vị nào cũng có sân ở nhà chính bước ra, và có nhà phụ thuộc vườn ao hay không tuỳ theo rộng hẹp và là nhà ngói, sân gạch cây mít nếu là nhà giầu, nhà tranh vách đất nếu là nhà nghèo. Nhưng nghèo mà lòng dạ tốt thì:
Nhà tranh với tấm lòng vàng
Yêu anh em chỉ mơ màng thế thôi.
Làng xưa luôn luôn có lũy tre bao quanh, để phòng thủ cho kín đáo mà cũng để xử dụng vật liệu vào vào nhiều nhiều việc ở nông thôn. Cũng vì phòng thủ canh gác mà ở nơi đường đi vào làng phải làm cổng. Trên cổng có khi xây chòi gác. Và cổng làng thường khi trở thành hình ảnh sắc diện của làng với bóng đa cổ thụ với hồ sen trong, là chỗ dừng chân nghỉ mát thú vị.Những nơi có đường lớn đi ngang bên làng , thì nơi xóm ngõ đổ ra cũng xây cổng, cổng này nhỏ hơn cổng làng nhưng nhiều khi cũng xinh sắn, độc đáo như chào mời khách lạ bước vào một xóm ngõ ấm cúng bên trong.
Dìa làng có dòng sông nhỏ; Muốn băng qua, các cụ xưa đã bắc mấy nhịp cầu đá xinh xinh. Cầu được đặt làm tại những nơi làm đá thường là đá xanh rồi được chở về sắp ghép những chân, những đà, những phiến đá nhẵn mặt cầu , toàn bộ bằng đá thành một cây cầu đẹp vững vàng, tiện nghi, và nếu có thêm cây bia, 1 cụm trúc hay 1 gốc bàng mọc ở bên thì dễ trở thành một cảnh nên thơ.
Nếu gần rừng sẵn gỗ thì lại là kiểu cầu "Thượng gia hạ trì" làm bằng gỗ to dài cao hơn.
Cầu có mái lợp ngói; dưới bắc sàn, giữa là lối đi, 2 bên là ghế ngồi dài có lan can nhỏ dùng làm lưng tựa . Trưa hè thi nơi đây trên sông nước hiu hiu gió mát là chỗ nghỉ ngơi lý tưởng cho nông dân làm đồng vất vả, cũng là chỗ dừng chân thật thoải mái cho khách bộ hành. Cầu vươn cong cong trên những hàng chân cột gỗ nhưng đến gian chính giữa thì được chế tác thành trang thờ thần sông.
Y Kiến trúc to lớn nhất làng là ngôi đình.
Đình cổ với toà mái nguy nga đồ sộ vươn 4 góc trầm hùng lên nền trời xanh, mây trắng ban trưa, ráng vàng, ráng hồng lúc chiều hôm cùng những con kìm, con sô, con nguỷnh , những con giống sành gắn ghép trên những đường bờ hộp trổ thủng hoa chanh, viền cạnh nóc mái, nóc đình nhô lên thật cao nhưng mái hiên lại xoà xuống thấp để che phủ hàng cột hiên gỗ to tròn dựng trên thềm 3 cấp bậc có sấu đá dẫn lên. Đình có sàn cao cách mặt đất khoảng một bụng người để trải chiếu ngồi hội họp nên xung quanh có hàng lan can bao quanh chạy dài nối các cột hiên lại với nhau. Cột kèo đình to mập, chạm trổ công phu, chan hoà đường nét dân tộc. Rực rỡ nhất là mặt trong hay ban thờ thành hoàng ở gian chính giữa với những cửa võng, hoành phi, câu đối, hương án son vàng rực rỡ, tự khí lư đình, lộ bộ bằng đòng, có lọng long lanh ngũ sắc. vv...
Ngày thường đình vắng vẻ u tịch, nhưng vào ngày tế thần thì cửa đình rộng mở, lễ vật đem dâng, hương hoa đầy đủ, rồi trống cái rộn ràng, bát âm hoà tấu, kèn tầu réo rắt nổi lên phụ hoà điệu Lưu thuỷ, Kim tiền rung rinh vấn vít. Nhạc ngưng để đông tây xướng: Hưng, bái vái Bình thân phục vị...
Rồi trống lại nổi, bát âm và kèn tiếp theo.
Quan viên áo thụng lam, hia mũ chỉnh tề, lên gối, xuống gối trịnh trọng lễ thần, nhất nhất theo quy cách tế tự trang nghiêm:
Lễ nghĩa tương tiên, thiên hạ đại phong tục;
Tôn ty hữu tự, hương đảng tiểu triều đình.
(Câu đối ở đình làng Dỵ Sử, H.Mỹ Hào. T. Hưng Yên )
Đất ở hai bên và trước mặt đình thường trống rộng nên cũng thường được họp chợ.
Chợ họp trong những quán tranh, quán ngói và đông nhất là ở ngoài trời dưới bóng những tàn đa hoặc tàn bàng cổ thụ.
Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng sén kết duyên châu trần.
Vùng nào cũng có chợ, nhưng kiểu chợ độc đáo nhất là chợ làng Yên Phụ ở gần thị xã Bắc Ninh. Chợ là những dẫy quán ngói bắt vần vây quanh 3 cạnh sân đình nhưng chừa nơi chính giữa đi vào là 1 gian cổng cao, tường hồi xây cấp tai tượng và khung bảng tên đình. Ở góc 2 bên đầu dẫy đặc biệt ở đây là có làm một mái lầu với 4 góc duyên dáng gần bên những tàn đa cổ thụ tạo thành 1 cảnh sắc chợ quê rất đỗi mỹ miều, thân yêu.
Y Chùa
Chùa được thiết lập ở nơi tĩnh lặng trong làng;
Khởi sự có khi là 1 am cỏ do 1 Phật duyên nào đó, sau đó chùa được làm lớn rộng dần ra.
Chùa có thượng điện là nơi bầy nhiều tượng Phật trên những bệ thờ từ ngoài thấp, vào trong cao dần lên. Mặt ngoài là nhà ngang Tiền đường còn gọi là chùa Hộ vì có đắp 2 pho tượng Hộ Pháp ngồi cao lớn gần đụng mái chùa ờ 2 đầu. Ở đây cũng có 1 số bàn thờ nhỏ và rực rỡ nhất vẫn là ban thờ Tam bảo mở ra ở gian giữa với hoành phi câu đối, cửa vòng , hương án rực rỡ vàng son và kỷ bầy chuông mõ, nơi sư phụ ngồi tụng lễ. Chùa giầu có, đắp 8 pho tượng Kim cương ở vách 2 bên đầu hồi và tượng 18 La hán ở vách hành lang, 2 bên đầu dẫn xuống nhà tổ quây bọc lưng chùa.
Tăng phòng, phương trượng tiếp khách thường cùng ở nơi này. Khung cảnh êm đềm yên tĩnh nhìn ra mấy gốc cây cau xoè tầu lá, cây ngọc lan phô vòm lá xanh dầy đốm điểm nụ hoa trắng ngà, khóm sói mộc toả hương thơm nhẹ nhàng bên tường hoa vây quanh thượng điện, và gốc đại (hoa sứ) ngả lượn thân cành bên một cây hương.
Còn gác chuông thì vươn góc mái cong lên cầu khẩn 4 phương trời:
Khói hương bén quyện mái chùa,
Tiếng chuông giải thoát vẳng khua sớm chiều.
Những vị trụ trì viên tịch thì được xây mộ tháp ở vườn chùa. Tháp thường có 3 từng, xây vuông hay bát giác bằng gạch Bát tràng như để phô diễn lâu bền cùng thời gian.
Y Đền thờ anh hùng, danh nhân thường được dựng ở những địa điểm lịch sử như Hùng vương ở Lâm Thao. T. Phú thọ. An Dương vương ở Cổ Loa, Hai Bà Trưng ở Hát Giang (Sơn Tây), Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc (T. Hải Dương) vv...
Kể từ thời đầu Lê Trung hưng, nhiều người có công với đất nước được thờ ở đình làng như một thành hoàng.
Đền thờ khác chùa là không có những nhà phụ quây bọc chung quanh chính điện, mà chỉ có dựng ở 2 sân trước là tả hữu vu và nhà bia ghi kể công trạng vị thần.. Ở cổng đền thường có đắp voi quỳ, ngựa đứng với yên cương thường khi nổi tròn trên mặt tường ở 2 bên, và có dựng bia hạ mã để cảnh giác kỵ mã và khách đi đường biết nơi thờ phụng tôn nghiêm.
Y Miếu thờ đặc biệt đáng kể là những văn miếu.
Miếu xưa hơn cả là văn miếu Hà Nội. Miếu lập dựng ra từ triều Lý Thánh Tôn (T.K.11). Văn miếu này được sửa chữa thay đổi nhiều lần; khu điện chính Đại Thành như ngày nay được thấy ở đây là kiến trúc làm lại thời Lê Trịnh, T.K 18, Khuê văn các thì dựng hồi đầu triều Nguyễn, T.K. 19, Văn miếu môn (cổng chính) thì xây dưới triều Đồng Khánh cuối thế kỷ 19.
Kể từ khi Nho học thịnh đạt dưới triều Lê thì văn miếu, văn từ, văn chỉ được xây dựng ở rất nhiều nơi đến cả những làng xã có người học hành đỗ đạt và đến triều Nguyễn thì từ Trung ra Bắc, vào Nam, mỗi tỉnh đều có xây văn miếu; huyện thì văn chỉ; làng xã thì văn từ.
Ảnh hưởng kiến trúc Huế được nhận thấy ở những điện Đại Thành (điện chính), ở một số văn miếu tỉnh như Sơn Tây, Hải Dương. Điện thờ chính ở những nơi này làm trùng thiềm điệp ốc (gồm 2 nhà giáp mái lại với nhau) và làm 2 tầng mái, cổ diêm là khoảng cách giữa 2 tầng mái xây gạch bít kín rồi đắp ô trang trí và góc mái cũng ít cong như cung điện Huế. Ảnh hưởng Huế tuy vậy chỉ thế thôi, ngoài ra mỗi văn miếu biểu lộ đường nét sắc thái của địa phương, rõ rệt nhất là ở cổng chính và ở lầu trống lầu khánh vv...
Việt Nam không có những công trình xây cất to lớn vĩ đại mà hầu hết chỉ là vừa tầm thước con người.
Về vật liệu xây cất thì cũng như các dân tộc Á đông, người Việt Nam ưa dùng thảo mộc tre gỗ hơn gạch đá vì coi vật liệu này vui tươi gần gũi với đời sống con người hơn. Khác với Trung hoa ưa mầu sắc loè loẹt, trong kiến trúc Việt Nam thường để nguyên mầu gỗ mà thưởng thức những vân thớ của gỗ trò, của gỗ lim núi đá chẳng hạn và gỗ mít đã được bào soi, đánh bóng bằng lá chuối khô.
Kiến trúc dân sự Việt Nam không cao lớn, không những thế lại còn bị chi phối bởi một số sắc luật của triều đình như nhà cửa của dân chúng không được làm rộng, cao lớn, không được đắp chạm rồng vv... Vì vậy mà nghệ nhân đã dồn sự khéo tay và sáng kiến vào việc thực hiện những thành phần kiến trúc đa dạng khác nhau và những chi tiết trang trí mới lạ, chẳng hạn như rồng năm móng là dành cho nhà vua thì nhà dân chạm trúc hoá long, mai hoá long, hoạ tiết mới lạ hơn.
Kiến trúc Việt Nam luôn luôn đi sát với thiên nhiên. Đình chùa điện miếu luôn luôn được dựng kế bên vòm bóng xum xuê của cổ thụ: đa, đề, thông, muỗm (soài). Những cây này được trồng ngay khi khởi sự xây cất công trình. Nhà dân thì có cây trồng bên cạnh hoặc có vườn .
Ngày xưa khi dự tính thực hiện một kiến trúc gì, người ta đều phải để ý đến khoa phong thuỷ về thế đất, về hướng nhà sao cho đất lành, nước thuận, khí hoà thì sẽ được an ổn, tốt lành, thịnh vượng.
Về hình khối kiến trúc thì Việt Nam cũng như các nước Á đông có đặc điểm là ưa đường nét cong duyên dáng mà được thấy rõ nhất là cái mái cong. Tuy nhiên cái nét mái cong không phải là ở đâu cũng giống nhau. Mái ở miền bắc Trung hoa, Đại Hàn, Nhật bản chỉ hớt cong nhè nhẹ ở nơi góc mái. Từ miền sông Dương tử trở xuống miền Hoa Nam thì góc cong vút lên đến nhọn hoắt và dốc mái cũng võng xuống, ở miền Phúc kiến thì đường sống nóc võng xuống ở giữa để bật lên ở 2 đầu nóc. Mái cong Trung hoa trông cầu kỳ nhưng trông vẫn mỏng nhẹ.
Mái Việt Nam làm dốc thẳng, nóc hơi vươn lên ở 2 đầu và 4 góc cong lên một cách trầm hùng do hai thanh tầu đao gỗ gặp nhau ghép lại rồi những lớp ngói chồng chất lên tạo thành góc đao. Góc đao đình trông vững mạnh, cao dầy là tiêu biểu thành công nhất cho loại góc mái cong này.
Mái cong Á đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã làm cho kiến trúc không khác biệt với cây cỏ, phong cảnh thiên nhiên mà còn hoà quyện, bổ túc cho cảnh sắc chung quanh.
Nhà dân chúng không làm mái cong, mà nhà tranh, nhà lá làm 4 mái, đường khối không bao giờ thẳng băng cứng nhắc, còn nhà gạch xây tường hồi bít đốc, nhưng trang trí thêm bằng những đấu cái, đấu con, cấp tai tượng, gờ chỉ, cửa thông gió, mái hắt vươn cong ở đầu hồi, cửa sổ đắp hoa thị hay chữ thọ ở gian bên, cột trụ nanh, con cá miệng máng ở đầu hiên là những hình ảnh quen thuộc mật thiết với tầu cau, giàn trầu, giàn hoa lý, cây đu đủ, cây ổi, cây chanh, cây khế, cây bưởi, cây mít và cả với bụi tre trồng làm hàng rào.
Những khung cảnh quen thuộc của Việt nam xưa ấy từ giữa thế kỷ 19 thì bắt đầu thay đổi do ảnh hưởng của Tây phương. Trước hết là việc xây cất những kiến trúc công sở bằng gạch và có tầng gác ở các thành phố. Những kiến trúc đó đã ảnh hưởng đến việc xây cất của dân bản xứ như bắt đầu xây cất bằng gạch nhiều hơn: xây mặt hàng hiên bằng gạch có vành cuốn, cột đắp, tường hoa chắn mái trang trí hoa lá, gờ chỉ ít nhiều theo kiểu Tây phương. Dần dần ảnh hưởng Tây phương lan đến cả miền thôn giã trong việc xây cất hoàn toàn bằng gạch, bằng xi măng cho đến cả đền chùa cũng bị ảnh hưởng. Đây cũng là định luật cải biến, tiến hoá tự nhiên trong nếp sống của loài người...và sự thu nạp thêm văn hoá ngoại lai cũng có điều tốt là làm đổi mới phong phú văn hoá của xứ mình.Nhưng điều đáng buồn là khi quá ham mới mà quên cũ, coi rẻ những gì mà người xưa để lại, kể cả những gì là tinh hoa, cao đẹp cũng không cần biết đến mà còn phá bỏ đi. Riêng về lãnh vực kiến trúc, những di sản cổ truyền sở dĩ đến nay không còn được bao nhiêu vì những lý do sau đây:
Lão hoại : kiến trúc Việt Nam phần lớn là làm bằng thảo mộc nên dù là những danh mộc: tứ thiết như đinh, lim, sến, táu cũng ít khi tồn tại được tới 8, 9 trăm năm ở một xứ nhiệt đới và ẩm thấp như nước ta. Mà dù có bảo vệ, trùng tu, thì thường người ta cũng ít có ý thức tôn trọng đường nét nguyên thủy. Nhiều thắng tích chỉ còn lại cái tên, chứ kiến trúc đã hoàn toàn đổi khác, mặc dù gọi là trùng tu hay tái thiết.
Chiến tranh: Việt Nam là một trong những xứ chịu nhiều chiến tranh. Mà đã chiến tranh là binh hoả tàn phá; như quân Nguyên Mông đã đốt phá sạch cung điện của vua Trần, Chế Bồng Nga thì mấy lần vượt biển ra cướp phá Thăng Long, Trịnh Mạc quần thảo nhau dằm nát từ An trường ra Đông Đô vv...
Chủ trương huỷ diệt: Nhà Minh đô hộ Đại Việt, chủ trương Trung Hoa hóa bằng cách xoá hủy văn hoá Đại Việt: Thu đốt sách vở và các tài liệu văn bút, hủy hoại bi ký, đập phá đền, đình, chùa, tháp. Vì thế sau cuộc đô hộ của nhà Minh 20 năm, di sản văn hoá và kiến trúc thời Lý Trần và trước đó chẳng còn lại được bao nhiêu
Đố kỵ triều đại và cá nhân.
Người Việt xưa hầu như không có óc quí giá, bảo vệ cổ tích và ý thức được tài sản chung của dân tộc nên mới nẩy ra nhiều trường hợp là một triều đại mới nổi lên là phá huỷ những công trình của triều đại trước như Trịnh xoá Mạc, Lê Chiêu Thống đốt phủ chúa Trịnh và những gì có liên quan, Gia Long phá huỷ cung điện Phú Xuân mà Nguyễn Huệ đã ở và kể cả gần đây như trong cuộc tiêu thổ kháng chiến chống Pháp.
Tác giả vì cái duyên tiềm ẩn từ buổi thiếu thời, sống trong khung cảnh của 1 vùng quê có phố chợ, có những ngôi đình thời Lê, có chùa cổ, có đền thờ uy linh, có nghè miếu lập trên gò đống um tùm, cây cao bóng cả soi bóng xuống mặt nước kế bên. Đến tuổi thanh niên thì ngày nghỉ rảnh rỗi, đạp xe đi thăm danh lam chung quanh Hà-Nội, nhất là vùng Bắc Ninh và vùng Sơn Tây. Khi vào học kiến trúc thì sở thích là tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc Việt Nam và Á đông. Tới lúc ra đời làm việc thì cũng hoạt động trong ngành bảo tồn cổ tích và nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền trong lãnh vực này. Trong thời gian này thực hiện được việc trùng tu đền Lý Quốc sư, trấn Ba Đình, cầu Thê Húc (đền Ngọc Sơn), đền Voi Phục, đền Tú Uyên, chùa Một Cột ở Hà Nội. Sau đó, từ năm 1955, làm việc tại Viện Khảo cổ (Sài Gòn), phụ trách việc trùng tu các cổ tích Huế, bảo tồn trùng tu cổ tích, nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền Việt Nam và Á đông vv...
Ngoài ra cũng thực hiện một số kiến trúc mới nhưng tiếp tục phong dạng của kiến trúc Chàm và Việt cổ truyền như chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn, miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, Cổng lên tháp Chàm Po Kluang Garai ở Phan Rang.
Rồi thời sự đưa đẩy, tác giả phải rời nơi chôn nhau cắt rốn ra đi, thì càng đi xa lòng càng da diết nhớ quê hương, nên khao khát tìm kiếm những hình ảnh nhắc lại khung cảnh cũ của quê hương. Rồi hình nào in chụp không rõ thì vẽ lại. Tác giả cũng may mắn còn giữ lại được một số hình mà tác giả đã vẽ tại chỗ hồi trước năm 1942-1943. Tranh lâu ngày nhầu nát, tác giả phải tu sửa hoặc vẽ lại một số hình.
Xem thêm :
Nhà thờ Đá - Nét Pháp cuối cùng còn tồn tại đến ngày nay
Phan Bảo Khuê - Theo thegioitre.vn | 16:00 - 08/07/2016
Nhà thờ đá Tam Đảo nằm trên triền núi cao bên đường dẫn lên đỉnh núi Thiên Nhị, tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Vì thế, đứng ở vị trí nào trong thị trấn Tam Đảo, du khách cũng đều có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh của nhà thờ.
Đây là một trong bốn ngôi nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Nhà thờ được khởi dựng từ năm 1906, lúc đầu chỉ là ngôi nhà sàn lợp lá, mãi đến năm 1937 mới được xây dựng lại bằng đá theo mô hình kiến trúc Gothic. Đây là một trong bốn ngôi nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam, cùng với nhà thớ đá Phát Diệm (Ninh Bình), nhà thờ đá Sa Pa (Lào Cai) và nhà thờ đá Nha Trang (Khánh Hòa).
Phía ngoài, ngay bên trái cửa thánh đường có một tháp chuông hình trụ vuông cao 18m cũng được xây bằng đá. (Ảnh: Internet)
Trải qua nhiều năm tháng, công trình này vẫn giữ nguyên sức sống và vẻ đẹp ấn tượng của nó. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá khiến cho nhà thờ trở nên trầm mặc, cổ kính. Vì nằm trên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, quanh năm mây mù bao phủ nên các phiến đá đều ngả màu rêu phong, sương khói.
Trải qua nhiều năm tháng, công trình này vẫn giữ nguyên sức sống và vẻ đẹp ấn tượng của nó. (Ảnh: Internet)
Bên trong gian thánh đường bố trí khá đơn gian, ở giữa không có các hàng trụ như thường thấy, hai bên vách có nhiều ô cửa vòm được trang trí bằng những bức tranh kính màu vẽ các sự tích liên quan đến nhà thờ và Chúa.
Kiến trúc của nhà thờ vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. (Ảnh: Internet)
Phía ngoài, ngay bên trái cửa thánh đường có một tháp chuông hình trụ vuông cao 18m cũng được xây bằng đá. Các mặt tháp chuông được trang trí bằng những ô gạch hoa màu đỏ, ở giữa có hình cây thánh giá.
Ngày nay, nhà thờ đá Tam Đảo là một điểm tham quan lý thú không thể bỏ qua đối với mọi du khách khi đến nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng ở Tam Đảo. (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, phía bên ngoài thánh đường có một khoảng sân rộng được bao quanh bằng hàng cửa cuốn rộng rãi và thoáng đãng. Từ đây nhìn xuống, du khách sẽ thấy được toàn cảnh thung lũng thị trấn Tam Đảo với những tòa biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ, chợ búa hiện lên mờ ảo trong màn sương và những vườn su su xanh mướt trải dài theo các triền đồi.
Đặc biệt, phía bên ngoài thánh đường có một khoảng sân rộng được bao quanh bằng hàng cửa cuốn rộng rãi và thoáng đãng. (Ảnh: Internet)
Được biết, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến của cách mạng Việt Nam, nhân dân đã di tản khỏi thị trấn, mọi cơ sở nhà cửa đều bị phá hủy; riêng ngôi nhà thờ được Bác Hồ chỉ thị phải giữ nguyên vẹn, không được xâm phạm vào tín ngưỡng của dân... nhờ vậy mà kiến trúc của nhà thờ vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. Năm 2008, nhà thờ được trùng tu và đặt tên là "Nữ vương Hòa bình".
(Ảnh: Internet)
Ngày nay, nhà thờ đá Tam Đảo là một điểm tham quan lý thú không thể bỏ qua đối với mọi du khách khi đến nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng ở Tam Đảo.
Cơm lam Tam Đảo cũng được nhiều khách du lịch ưa thích. (Ảnh: Internet)
Cơm lam Tam Đảo cũng được nhiều khách du lịch ưa thích. Gạo nếp được ngâm kỹ cho vào ống nứa nhỏ rất bắt mắt, khi nướng trên bếp than hồng sẽ tỏa ra mùi thơm của gạo nếp hòa cùng mùi ống nứa tạo nên hương vị riêng có cho món ăn.
Tags : máy dùng cho ô tô , máy dập ghim , súng phun sơn
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
TRỰC TUYẾN
781C2 Lê Hồng Phong,
Phường 12, Quận 10,
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 08 3600 3600 | Fax: 08 3600 0036
Giấy ĐKKD số: 0310930284
tại TP HCM