Cung điện khổng lồ Potala

Khám phá kỳ quan Potala của người Tây Tạng.
Cung điện khổng lồ Potala xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.

Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng
và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga này.
Potala tọa lạc trên đồi Marpori cao 91m so với mặt bằng thành phố. 
Đây là ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa.
Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc - Nam là 270m. 
Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ.
Vật liệu xây dựng cung điện là gỗ, đá, và bùn. Tường của cung điện dày từ 1m trở lên, có chỗ dày đến 5m, dùng những hòn đá to để khảm vào. 
Nằm ở độ cao trung bình 3.600m so với mặt nước biển, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.
Cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi.
Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, 
nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.
Nằm ở đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các 
Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Tường hồng cung đắp màu son đỏ mà theo văn hóa người Tạng đó là biểu trưng quyền lực.
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hòa bình, 
cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị.
Về mặt lịch sử, cung điện Potala được vua Songtsen Gampo cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và 
Công chúa Văn Thành của nhà Đường. Tên cung điện được đặt theo tên của một cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara.
Sau khi bị hủy hoại vì những biến động lịch sử vào thế kỷ thứ 9, đến thế kỷ 17, cung điện Potala được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 Losang Gyatso 
cho xây dựng lại hoàn toàn với quy mô cực lớn. Việc xây cất kéo dài trong suốt 50 năm mới hoàn thành.
Từ đó đến nay, cung điện Potala đã may mắn không bị hủy hoại sau nhiều sự kiện lịch sử rối ren như cuộc chiến tranh năm 1959 hay Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.
Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. 
Dù vậy du khách chỉ được khám phá một phần rất nhỏ bên trong công trình khổng lồ này, dưới sự giám sát chặt chẽ của camera an ninh. 
Nhiều căn phòng bị cấm chụp ảnh.
Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun sơn đỏ thắm buộc vải ngũ sắc.
Phía trên cánh cổng là phù điêu 7 con sư tử trắng với dòng chữ: “Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh” phía dưới.
Hai bên cổng là tranh vẽ Tứ Đại Thiên Vương, được xem là tứ tướng hộ pháp của Phật giáo Mật tông – tôn giáo truyền thống của người Tây Tạng. 
Đây là những kiệt tác vô gia của nghệ thuật Tây Tạng:
Trên những vách tường của các căn phòng đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ. 
Trong ảnh là căn phòng dành cho các đời Đạt Lai Lạt Ma sinh sống.
Trên nóc lâu đài có 8 tháp bọc vàng biểu tượng cho mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
Có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng.
Trong cung điện bài trí hàng nghìn bức tượng to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng... tạo hình rất sinh động. 
Trong ảnh là tượng Đức Phật Thích Ca bằng vàng ròng (trái) và Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc (phải), được tạc từ thế kỷ 17.
Trong cung điện Potala còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được đúc vô cùng tinh xảo cách đây hàng trăm năm. 
Trong ảnh là một Mandala được điêu khắc trên 170 bức tượng.
Ven tường bao ngoài dưới chân cung điện là Kora, một con đường với hàng trăm chiếc kinh luân (bánh xe Phật pháp) màu đồng in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum 
xếp dọc theo tường. Những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi năm, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng đi bộ quanh cung điện Potala ít nhất một lần. 
Họ phải đi theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện Potala cũng ở bên tay phải họ, vì đây là phía tốt và may mắn nhất.
Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm của mình.

Ngày nay cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan mỗi năm. 
Công trình này xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.

Xem thêm :

7 địa danh du lịch kì quái trên thế giới ít ai biết

 
Hãy cùng tìm hiểu 7 địa điểm cực kì lạ lùng trên thế giới mà rất ít được nhắc đến trong các sách du lịch
Erotic Rock Valley, Thổ Nhĩ Kì
UNESCO đã công nhận nơi này là một trong số các di sản thế giới, Một dãy những khối đá khổng lồ nằm tại một đồng bằng tên Anatolia tại Thổ Nhĩ Kì, nơi chứa đựng vô số các di tích cổ khác như nhà thờ,các địa đạo,.. Nhưng điều đặc biệt về dãy đá thuộc nghệ thuật của người Byzantine này là chúng nhìn như "cậu bé" của các quý ông. Tuy có rất ít thông tin về việc người Byzantine cổ đại cố ý tạc chúng hay họ chỉ là một sự trùng hợp tréo nghoe nhưng dù sao có cũng thu hút không ít du khách tới đây tham quan.
 Hồ tắm của quỷ dữ, New Zealand.
Cái hồ nhỏ nằm gần vùng núi lửa Taupo này trong như một cái hồ bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng do nước hồ đục ngầu và mang một màu xanh lá khá kì quái. Đó là do Sulfur lắng đọng tạo nên do hồ nằm gần một ngọn núi lửa. Chưa hết, cũng do Sulfur mà du khách tới đây đều phải đeo mặt nạ khí gas do nước hồ và Sulfur hòa với nhau cho ra một mùi hôi có thể làm bạn "điếc mũi" khi hít phải.
Franz Gsellmann’s Weltmaschine, Áo

Weltmaschine là một trong những dự án kí quái nhất từng được con người thực hiện, chúng là một loạt các bánh răng hình nan hoa, máy móc và dụng cụ kì quái do Franz Gsellmann xây dựng nên mà không có một lí do hay mục đích nào cho chúng trong suốt 20 năm thực hiện.
Không ai biết nguyên do vì sao ông lại làm vậy,vì Franz đã đột tử trước khi tiết lộ mục đích của mình với dư luận. Nhiều người nói đó chỉ là phát minh của một người điên,số khác lại tin rằng có thể Franz đã nhận thức được sự hoạt động của linh hồn con người và ông đang cố gắng miêu tả nó bằng dự án kì dị này của mình.
Hồ methane ở Canada
Hồ Abraham có hình dạng này là do sự can thiệp của con người vào thập niên 70. Như hình trên thì có vẻ đây là một nơi xinh đẹp nhưng thực chất nó rất nguy hiểm. Bên dưới lớp băng là những bong bóng chứa đầy khí methane đang lũ lượt nổi lên mặt nước và lơ lửng bên dưới vào mùa đông. Chúng rất dễ bắt lửa và sẵn sàng thổi tung bất cứ ai lại gần với một cái hột quẹt đang cháy trên tay.
Số methane này hình thành do vi khuẩn ăn xác động vật thối rữa và những loại cây sống dưới đáy hồ. Vào mùa hè, xuân và thu thì các bong bóng này hoàn toàn vô hình, chúng chỉ có thể thấy được bằng mắt thường vào mùa đông do bị đóng băng.
Hồ máu ở Bolivia
Thoạt nhìn thì cái hồ này như tác phẩm photosho[, nhưng thực chất đó là do lớp trầm tích có màu đỏ bên dưới liên tục bị đẩy lên mặt hồ,tạo ra một màu đỏ thẫm quanh năm. Bolivia cũng không phải là nơi duy nhất có một cái hồ như thế, ở Senegel cũng có một cái tương tự với màu hồng của kẹo cao su.
Bộ xương ngựa lái xe, Nevada
Trong đời mỗi người ai nấy cũng gặp phải một thứ gì đó làm họ phải há hốc mồm dù chỉ một lần. Và ở Nevada, gần một thị trấn bỏ hoang, thứ đó có thể là một tác phẩm do một nghể sĩ bí ẩn dựng nên: Một cái khung xe cũ được 4 cột chống đỡ lại và bên trong là xương của một con ngựa thật được sắp xếp với hai cái vó trước được đặt lên vô lăng,thậm chí còn được thắt dây an toàn. Không ai biết tác giả của tác phẩm có phần rùng rợn này, nhưng không ai ở Nevada nỡ tháo bỏ nó do nó chứa một nét đẹp độc đáo khó tả, thậm chí nó còn được khách du lịch rất yêu thích.
 Phần đáy của một tảng băng trôi
Ít ai có cơ may nhìn thấy phần đáy của một tảng băng trôi bào giờ, trừ khi chúng bị lật úp. Việc băng lật úp là rất hiếm và quá trình đó rất nguy hiểm. Phía trên bề mặt của tảng băng là tuyết nên bạn sẽ chỉ thấy màu trắng. Nhưng do phần dưới thì không nên khi nổi lên mặt nước, nó giống như một khối thủy tinh xanh biếc tuyệt đẹp, nhất là khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, khiến nó trông như đang phát ra một vần hào quang màu xanh da trời huyền ảo.

Tags : máy đục bê tông , máy đột ,cân mực
Nguồn : www.chothietbi.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT

157 - 159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866                    
Giấy ĐKKD số: 4103011129 tại TP HCM

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS