Vẻ đẹp kiến trúc cung điện cổ Trung Quốc (Phần 1)
Hiệu béo lược dịch và bổ sung dựa vào Blog của Trung Quốc
Theo cuốn “ Kiến trúc Trung Quốc cổ đại ” của học giả Lưu Đôn Trinh (Một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy kiến trúc Trung Hoa cổ đại) thì nghệ thuật kiến trúc cổ quy nạp về bốn phương diện nổi bật:
– Thứ nhất, nghệ thuật quy hoạch kiến trúc. Trong đó, bao gồm cả quy hoạch bình diện phẳng và cả quy hoạch chiều cao của công trình. Tổ hợp các công trình mỹ lệ như một bức thư họa
– Thứ hai, tính thống nhất của các công trình. Từ hình thể, kết cấu, trang trí đều đạt tới một chuẩn thống nhất
– Thứ ba, nội thất của công trình. Nội thất là một phần của công trình, hoặc sang trọng xa xỉ, hoặc mộc mạc đơn giản, cũng trở thành một phần quan trọng của nghệ thuật kiến trúc
– Thứ tư, sắc thái của công trình, hay việc sử dụng màu sắc trong kiến trúc. Màu sắc sử dụng trên tường, mái, cột, cửa phản ánh quan điểm của mỹ thuật cổ trong việc sử dụng màu sắc
Nói về vẻ đẹp kiến trúc cung điện, không gì nổi bật hơn bốn khía cạnh trên. Nay lấy Tử Cấm Thành Bắc Kinh làm tiêu điểm vì lý do: Tử Cấm Thành là cung điện được sử dụng trong hai triều đại phong kiến cuối cùng Minh Thanh, tập hợp hoàn hảo các kỹ thuật xây dựng cổ truyền, là mẫu mực trong kiến trúc cung điện cổ Trung Hoa.
Quy hoạch Tử Cấm Thành
(A) Vị trí của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh
Thành Bắc Kinh cổ gồm ba vòng thành, trong đó gồm thành ngoài, Hoàng thành và Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành nằm ở trục trung tâm của Bắc Kinh. Theo trục Bắc Nam, lấy Tử Cấm Thành làm tâm hướng ra phía Nam, tới Vĩnh Định Môn cổng Nam thành Bắc Kinh là 4600 mét, phía Bắc đến tháp chuông – đồng hồ là 3000 mét, Tử Cấm Thành chiếm khoảng 1,5km trên 8km trục Bắc Nam thành Bắc Kinh.
Phía Nam Tử Cấm Thành, đi từ cửa Ngọ Môn tới được Thiên An Môn, tới Chính Dương Môn là đoạn đường dài 1500 mét. Ngoài Tử Cấm Thành, dọc theo phía Nam, hai bên chia thành hai khu vực thờ phụng. Phía Đông là Thái Miếu, phía Tây là Xã Tắc. Ngoài hành lang nghìn bước hai bên Thiên An Môn, thiết trí các Bộ, Viện, là nơi làm việc của quan lại…
(B) Bố trí của Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành diện tích 720 nghìn mét vuông, tường bao cao 10 mét, bốn phía mở bốn cửa, ngoài có hào nước rộng 52 mét chạy vòng quanh. Bố cục lấy Nam Bắc làm trục đối xứng, chia làm hai khu vực có chức năng khác nhau gọi là Tiền Triều – Hậu Tẩm. Tiền Triều là nơi Hoàng Đế và bộ máy quan lại xử lý các công việc của quốc gia, Hậu Tẩm là nơi sinh hoạt của Hoàng Đế và hoàng thất.
Tiền Triều hay ngoại triều là tổ hợp các tòa nhà, hành lang và sân có chức năng cử hành các nghi lễ, phiên họp xử lý chính vụ, có kiến trúc vô cùng hùng vĩ, khí thế. Tiền Triều lấy khu vực ba điện Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa làm trung tâm, cũng là trung tâm của toàn bộ Tử Cấm Thành. Xung quanh là các lầu các, hành lang hợp thành một khu vực rộng tới 80 nghìn mét vuông. Phía Đông 3 điện lớn là điện Văn Hoa, phía Tây là điện Vũ Anh, đối xứng nhau thẳng hàng.
Hậu Tẩm hay nội đình là nơi sinh hoạt của Hoàng đế – Hoàng hậu, phi tần và các hoàng tử, công chúa. Hậu Tẩm lấy cung Càn Thanh – Khôn Ninh là nơi nghỉ ngơi của Hoàng đế – Hoàng hậu làm trung tâm, cung điện của phi tần gồm nhiều tòa nhà nhỏ gọi là Lục cung phân bố hai bên là Lục cung Đông và Lục cung Tây. Ngoài ra còn nhiều cung điện lớn nhỏ dành cho Thái Thượng Hoàng (cung Ninh Thọ – điện Dưỡng Tâm..) Hoàng Thái Hậu (cung Trường Xuân – cung Phúc Thọ …) và rất nhiều cung điện cho hoàng thất khác. Trong khu vực này còn có nhiều vườn hoa – sân khấu – tàng thư lâu phục vụ nhu cầu giải trí – văn hóa – tôn giáo của hoàng cung. Quy hoạch Hậu Tẩm có bố cục nghiêm ngặt, chặt chẽ, đạt sự bảo vệ cao độ. Kiến trúc Hậu Tẩm hình thức đa dạng, trang trí hoa lệ, thể hiện phong thái sang trọng, quy chỉnh của kiến trúc hoàng gia.
Bổ sung vài hình ảnh về Hậu tẩm ( hay Nội sảnh ):
(C) Lễ giáo trong kiến trúc Tử Cấm Thành
Lễ giáo đưa hết thảy các hành động của con người quy phạm, hết thảy các vị đế vương trong lịch sử phong kiến đều tôn sùng lễ giáo, vì theo lễ giáo – địa vị của đế vương là cao nhất và duy nhất – khẳng định vị trí quyền lực của họ. Kiến trúc cung điện cũng hàm chứa lễ giáo, thể hiện ở các hệ thống phân cấp.
Hoạch định cho việc xây dựng một đô thành, nhất lại là kinh đô, quan trọng nhất chính là vị trí. Lễ giáo cho rằng trung tâm chính là vị trí tôn quý nhất : “vương giả tất cư thiên hạ chi trung” (kẻ vương giả tất ở nơi trung tâm thiên hạ). 《 Lữ Thị Xuân Thu • Thận Thế Thiên 》 nói “ trạch thiên hạ chi trung nhi lập quốc , trạch quốc chi trung nhi lập cung” (Trong thiên hạ chọn nơi trung tâm mà lập nước, trong nước chọn nơi trung tâm xây cung điện ). 《 Chu Lễ 》 nói “Tượng nhân doanh quốc , phương cửu lý , bàng tam môn . Quốc trung cửu kinh cửu vĩ , kinh đồ cửu quỹ , tả tổ hữu xã , diện triêu hậu thị” (Chọn nơi trung tâm (Kinh độ – Vĩ độ bằng nhau) xây cung điện 9 dặm vuông, qua ba cổng, qua chín lần đo đạc, trái xây điện thờ tổ, phải xây điện thờ Xã Tắc, ngoài là triều thất trong là cung điện – dịch thoáng ^^ khó dịch quá). Cho nên nguyên tắc mà muôn đời các vị đế vương phải tuân theo đó là – phải chọn nơi trung tâm để dựng cung điện. Tử Cấm Thành – dĩ nhiên là trung tâm của thành Bắc Kinh!
Sách《 Chu Lễ 》 dẫn: “ tam triêu ngũ môn” (Ba điện năm cửa) gồm Tam triêu: Ngoại triêu – Trì triêu – Yến triêu tương ứng có điện Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa, Ngũ môn: Cao môn – Trĩ môn – Ứng môn – Khố môn – Lộ môn tương ứng có Đại Minh môn – Thiên An môn – Đoan môn – Ngọ môn – Thái Hòa môn, hoặc lùi lại nữa thành Càn Thanh môn.
Sách《 Chu Lễ 》 lại dẫn, “ tiền triêu hậu tẩm ”, “ lục cung lục tẩm ” . Cái này đã nói ở trên.
Sách 《 Chu Lễ 》 dẫn: “duy vương kiến quốc , biện phương chính vị”. Có nghĩa là đế vương trị nước, dựa hướng Bắc nhìn về Nam mà cai trị. Tử Cấm Thành trước ba điện, sau ba cung đều nhìn về hướng Nam.
Hoạch định cho việc xây dựng một đô thành, nhất lại là kinh đô, quan trọng nhất chính là vị trí. Lễ giáo cho rằng trung tâm chính là vị trí tôn quý nhất : “vương giả tất cư thiên hạ chi trung” (kẻ vương giả tất ở nơi trung tâm thiên hạ). 《 Lữ Thị Xuân Thu • Thận Thế Thiên 》 nói “ trạch thiên hạ chi trung nhi lập quốc , trạch quốc chi trung nhi lập cung” (Trong thiên hạ chọn nơi trung tâm mà lập nước, trong nước chọn nơi trung tâm xây cung điện ). 《 Chu Lễ 》 nói “Tượng nhân doanh quốc , phương cửu lý , bàng tam môn . Quốc trung cửu kinh cửu vĩ , kinh đồ cửu quỹ , tả tổ hữu xã , diện triêu hậu thị” (Chọn nơi trung tâm (Kinh độ – Vĩ độ bằng nhau) xây cung điện 9 dặm vuông, qua ba cổng, qua chín lần đo đạc, trái xây điện thờ tổ, phải xây điện thờ Xã Tắc, ngoài là triều thất trong là cung điện – dịch thoáng ^^ khó dịch quá). Cho nên nguyên tắc mà muôn đời các vị đế vương phải tuân theo đó là – phải chọn nơi trung tâm để dựng cung điện. Tử Cấm Thành – dĩ nhiên là trung tâm của thành Bắc Kinh!
Sách《 Chu Lễ 》 dẫn: “ tam triêu ngũ môn” (Ba điện năm cửa) gồm Tam triêu: Ngoại triêu – Trì triêu – Yến triêu tương ứng có điện Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa, Ngũ môn: Cao môn – Trĩ môn – Ứng môn – Khố môn – Lộ môn tương ứng có Đại Minh môn – Thiên An môn – Đoan môn – Ngọ môn – Thái Hòa môn, hoặc lùi lại nữa thành Càn Thanh môn.
Sách《 Chu Lễ 》 lại dẫn, “ tiền triêu hậu tẩm ”, “ lục cung lục tẩm ” . Cái này đã nói ở trên.
Sách 《 Chu Lễ 》 dẫn: “duy vương kiến quốc , biện phương chính vị”. Có nghĩa là đế vương trị nước, dựa hướng Bắc nhìn về Nam mà cai trị. Tử Cấm Thành trước ba điện, sau ba cung đều nhìn về hướng Nam.
Các công trình có độ thống nhất cao tuy nhiên cũng được phân cấp, hai mươi sáu công trình trong sân Thái Hòa, đại khái chia làm chín cấp bậc:
Đệ nhất đẳng – Thái Hòa điện
Đệ nhị đẳng – Bảo Hòa điện – Thái Hòa môn
Đệ tam đẳng – Trung Hòa điện
Đệ tứ đẳng – Tam đại điện đình tứ giác thiết trí đích túy lâu
Đệ ngũ đẳng – Thể Nhân các, Hoằng Nghĩa các
Đệ lục đẳng tam đại điện đình viện trung cửu tọa điện vũ thức đại môn
Đệ thất đẳng – Tam đại điện đình viện trung đích Thái Hòa điện nam vũ, bảo hòa điện đông tây vũ, trung tả, hữu môn tương lân đích tiểu sương phòng
Đệ bát đẳng Thể Nhân các, Hoằng Nghĩa các nam trị phòng
Đệ cửu đẳng tả hữu dực môn
Đệ nhất đẳng – Thái Hòa điện
Đệ nhị đẳng – Bảo Hòa điện – Thái Hòa môn
Đệ tam đẳng – Trung Hòa điện
Đệ tứ đẳng – Tam đại điện đình tứ giác thiết trí đích túy lâu
Đệ ngũ đẳng – Thể Nhân các, Hoằng Nghĩa các
Đệ lục đẳng tam đại điện đình viện trung cửu tọa điện vũ thức đại môn
Đệ thất đẳng – Tam đại điện đình viện trung đích Thái Hòa điện nam vũ, bảo hòa điện đông tây vũ, trung tả, hữu môn tương lân đích tiểu sương phòng
Đệ bát đẳng Thể Nhân các, Hoằng Nghĩa các nam trị phòng
Đệ cửu đẳng tả hữu dực môn
Sau đây giải thích các cấp bậc nghiêm chỉnh trong kiến trúc Tiền Triều:
1, Thái Hòa điện
Điện Thái Hòa được trùng tu dưới thời Khang Hi (1697) đến nay đã được 310 năm. Điện Thái Hoà là cung điện lớn nhất Trung Quốc, cũng là công trình cổ có kích thước lớn nhất, hình thức kiến trúc cùng trang trí đạt đến mức cao nhất trong các cung điện ở Trung Quốc. Đây là nơi thiết triều chính thức của các hoàng đế Minh Thanh, trong suốt các đời vua, điện này được dùng để cử hành các đại lễ vào các dịp đặc biệt và các yến tiệc trọng đại như ngày lên ngôi của hoàng đế, sinh nhật nhà vua và ngày hôn lễ, ngày ban chiếu phái các tướng quân đi chinh chiến, ngày Đông Chí và lễ Tết. Trước đời vua Càn Long, nó còn là nơi diễn ra các cuộc thi quốc gia và thông báo kết quả đỗ đạt.
Điện Thái Hòa chính là đại điện của đấng “Cửu Ngũ Chí Tôn”, các chế tác từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều áp dụng cách gia công cao cấp nhất trong kiến trúc. Là công trình có độ cao nhất trong Tử Cấm Thành, cao 27m và 35m tính cả bệ đá ba tầng, phù hợp với thuyết “dĩ cao vu quý”. Mái lợp ngói lưu ly vàng, trang trí linh thú trên nóc, là 9 giống rồng, lại có “Hành thập” coi đằng sau. “Hành Thập” này trong sách “Thanh thức doanh tạo tắc lệ” (Sách quy điển kiến trúc thời Minh) giải thích chính là Lôi Chấn Tử, thần sét có hai cánh, tay cầm búa đục, trang trí trên nóc nhằm đề phòng sét đánh. Lại có Chân Nhân cưỡi phượng dẫn đầu, là loại trang trí nóc cao cấp nhất.
Bổ sung: ở Trung Quốc có truyền thuyết Rồng sinh chín giống (Long Sinh Cửu Phẩm ), tùy vào tính cách mà dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền… việc sử dụng cùng chín giống này chứng tỏ vị thế đặc biệt của điện Thái Hòa. Đọc thêm tại Wikipedia.
Đấu củng dùng trong điện Thái Hòa cũng là loại hình thái cao cấp nhất của đấu củng thời Minh – Thanh: Lưu kim đấu củng, một dạng đấu củng đặc biệt thời Thanh: mái dưới 7 lớp củng, mái trên 9 lớp củng. Tuy nhiên các đấu củng này không còn để chịu lực nữa, chủ yếu là trang trí.
Mái hiên điện Thái Hòa lại độc đáo đặc sắc. Trong chính điện ngang chín gian, dọc năm gian, trước mở 7 cửa, hai bên và đằng sau 3 cửa, các cửa đều là “Lục oản Lăng hoa Cách phiến” (lục oản lăng hoa là tên kiểu hoa văn). Thế nên trong điện lớn mà vẫn thoáng mát sáng sủa. Kết cấu bên điện tuy lớn mà cột kèo dọc ngang đều che dấu rất khéo léo khớp nối một cách tinh tế, lại sử dụng lá đồng mạ vàng trang trí rồng mây phủ lên chỗ đóng đinh, rất giàu tính nghệ thuật, gọi là “Kim phi kim tỏa”. Mái ngoài ngoài 7 cửa ra vào còn có 4 cụm cửa sổ, cũng trang trí giống cửa chính.
Ngoài ra, các trang trí cực phẩm như Tảo Tỉnh, một ngàn hình Tọa Long trên nóc điện, trang trí rồng trên Tỳ thải, bức Tu Di họa khổng lồ trên cầu thang bậc đá ba tầng bằng bạch ngọc, đều là trang trí cao cấp nhất từng có.
Ngoài ra, các trang trí cực phẩm như Tảo Tỉnh, một ngàn hình Tọa Long trên nóc điện, trang trí rồng trên Tỳ thải, bức Tu Di họa khổng lồ trên cầu thang bậc đá ba tầng bằng bạch ngọc, đều là trang trí cao cấp nhất từng có.